Đường là một thứ thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta, gợi nhắc đến thứ hạt li ti màu trắng mà ta hay cho vào các thức uống hay nồi chè, nồi cá thịt kho chẳng hạn. Nhưng câu chuyện về đường còn phức tạp hơn bạn nghĩ.
Đường hiện diện ở đâu?
Dễ thấy nhất là đường cát, đường phèn, đường nâu, mật ong, mật dừa…

Khó thấy hơn sẽ là những tên hóa học trên bao bì mà có thể bạn sẽ chẳng bao giờ để ý:
Syrups: cane syrup, date syrup, high-fructose corn syrup (HFCS), malt syrup, maple syrup, refiner’s syrup, rice syrup
–Oses: dextrose, fructose, galactose, glucose, lactose, maltose, ribose, saccharose, sucrose
–Ides: disaccharide, monosaccharide, polysaccharide
Đường từ tự nhiên: agave, coconut nectar, coconut sugar, date sugar, evaporated cane juice, fruit juice concentrate, honey, maple syrup, molasses, monk fruit extract, rice malt, sorghum, stevia, treacle
Chất tạo ngọt nhân tạo: aspartame (Equal), saccharin (Sweet’n Low), stevia (Truvia), sucralose (Splenda)
Sugar alcohols: erythritol, glycerol, sorbitol, xylitol, mannitol
Đường nằm trong nhóm chất lớn có tên là Bột đường – là nhóm chính cung cấp Glucose – năng lượng yêu thích nhất mà cơ thể cần. Chính vì thế, khi sử dụng một sản phẩm có đường, ta sẽ cảm thấy năng lượng tràn trề trở lại.
Những thực phẩm nhiều đường
Bạn sẽ khá sốc nếu biết nhiều thực phẩm mình đang sử dụng hàng ngày là thực phẩm nhiều đường và không tốt cho sức khỏe, dù vẫn nhan nhản được quảng cáo mỗi ngày.
Một nhãn sữa cho con nít nổi tiếng: đường đứng thứ 2 trong thành phần sản phẩm

Một nhãn nước tương cũng phổ biến không kém, nhưng chỉ toàn đường và chất hóa học

Một loại bánh gạo nổi tiếng nhưng thành phần chỉ toàn gia vị nhân tạo

Chúng ta nghiện đường như thế nào?
Ai mà làm công sở sẽ hiểu rõ cảm giác cứ đến 3 4h giờ chiều là cảm giác thèm ngọt kinh khủng trỗi dậy. Và việc ấy mang theo những đơn hàng trà sữa các thể loại đến.
Vào khoảng năm 2017, tôi nhớ cơn sốt trà sữa nổi lên và người người nhà nhà đều uống. Tôi không hảo thức uống ấy, nhưng cảm giác căng thẳng trong công việc sẽ dễ dụ dỗ tôi làm một ly như đồng nghiệp.

Nhưng đâu chỉ nghiện trà sữa là nghiện đường. Hãy nhìn xem, văn hóa ăn uống của chúng ta cổ vũ đường như thế nào. Ăn ở quán thì nêm nhiều đường, mua cái bánh ngọt, bánh quy đóng gói sẵn cũng 1 ề đường, lướt Facebook hay Youtube thì toàn quảng cáo nước uống có ga nhiều đường, còn nấu ở nhà thì ta cũng thích nêm sao cho thật đậm đà với đường rồi mấy gói bột nêm, sốt, như vậy mới ngon. Thành ra, dù bạn không uống trà sữa, nước ngọt thì đã tiêu thụ rất nhiều đường rồi.
Vì sao lại như thế?
Vì đơn giản chúng ta đang sống trong một môi trường mà ta có quá ít thông tin, kiến thức tiêu dùng để bảo vệ sức khỏe đúng nghĩa hay không được khuyến khích để làm việc đó.
Chưa kể việc lối sống hiện đại đã vắt kiệt tâm trí để nó phải kêu cứu ta qua việc “cho mình ăn cái gì đó ngọt ngọt với”, chỉ để bù đắp cho một tinh thần thiếu thốn cảm xúc và nghỉ ngơi. Và còn bao quanh ta chỉ là những thông điệp quảng cáo của những ông lớn chuyên bán những thứ đồ FMCG rẻ tiền và chất lượng cho sức khỏe cũng tương xứng. Thử hỏi xem nếu tự bạn không tự mò mẫm tìm hiểu hay có ai đó hướng dẫn thì sau cùng vẫn mắc phải cái cạm bẫy “ngọt ngào” ấy.

Một yếu tố nữa liên quan đến tâm linh. Đó là khi bạn bắt đầu cảm nhận và hiểu tác động của các giác quan, bao gồm cái miệng – vị giác của mình, là khi bạn không còn bị ảnh hưởng bởi những xung nhiễu ngoài kia, và bạn chỉ thật sự muốn tìm về hương vị nguyên bản, tự nhiên nhất. Những thứ nhiều đường không còn hấp dẫn nữa, đó là việc đã xảy ra với mình.
Ăn đường nhiều thì có vấn đề gì không?
Ăn đường nhiều thì nhiều vấn đề là đằng khác.
Tiểu đường: ngay từ tên gọi chúng ta có thể hiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân gây tiểu đường, hay cụ thể hơn nó làm rối loạn chức năng của insulin khi khiến đường huyết không ổn định
Béo phì, thừa cân: ăn nhiều đường khiến calories dư thừa so với calories tiêu hao
Tim mạch, tăng huyết áp
Mỡ máu
Nguy cơ ung thư

Tỉnh thức về bản thân
Hầu như ai trong chúng ta cũng đều biết không nên ăn đường nhiều nhưng có mấy ai thật sự từ bỏ bớt hương vị ngọt ngào ấy.
WHO khuyến cáo lượng đường thêm vào thực phẩm một ngày chỉ từ 20-25 gram/người, vì thực tế trong thực phẩm hằng ngày chúng ta ăn như tinh bột, trái cây đã vốn có sẵn đường.
Vậy mà có nhiều thực phẩm bản thân nó đã chứa đủ lượng đường cần một ngày. Do đó, việc đọc nhãn thực phẩm là vô cùng quan trọng. Nếu bạn quan tâm, có thể tham khảo Chương trình Coaching về Sức khỏe của mình.

Bên cạnh đó, hãy học cách bớt chiều chuộng vị giác của mình. Hãy tự học kiến thức về sức khỏe nhiều hơn, để từ đó bắt đầu quen với cách nêm nếm nhạt nhẽo nhưng lại vô cùng tốt cho sức khỏe. Đi ăn ngoài thì bớt ăn nước lèo và chấm sốt lại để hạn chế đường.
Một điều quan trọng nữa đó là hãy học cách làm bạn với sự căng thẳng, hãy đối xử tốt hơn với cảm xúc của mình, không phải là qua việc ăn ngọt mà chính là sự yêu thương và chăm sóc bản thân, nghỉ ngơi đủ và tĩnh lặng khi cần.
Nếu thèm ngọt thì làm gì?
Có rất nhiều cách vỗ về cơn thèm ngọt của bạn mà không cần phải uống trà sữa hay một lon nước ngọt. Mình sẽ chỉ bạn nhiều mẹo hơn khi tham gia chương trình Coaching với mình nhé.
Trái cây
Thực phẩm nguyên cám: Khoai lang, bắp, bánh nguyên cám
Chocolate đen >70% cacao
Hoặc nếu phải sử dụng đường khi chế biến món gì đó, hãy dùng đường tự nhiên, ít hơn hay trong khoảng cho phép của WHO (khoảng từ 3 đến 4 muỗng ăn/ngày). Nhưng nếu muốn tốt hơn, hãy hạn chế dùng vì trong đồ ăn hàng ngày của chúng ta đã có đủ sẵn lượng đường.
Ví dụ: đường thô, đường mật dừa, đường thốt nốt

Nguồn tham khảo: Healthline